Header Ads

Vào mùa hè, các gia đình thường tìm đến những vùng biển xinh đẹp để nghỉ mát và ăn những món hải sản tươi ngon. Tuy nhiên, chúng ta cần để ý hải sản kỵ với gì để thưởng thức món quà của biển trọn vị nhất. Cùng Điện Lạnh Biển Bạc tìm hiểu hải sản kỵ với gì trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tại sao ăn hải sản tốt cho sức khỏe

Thủy hải sản là thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3. Nhóm axit chính trong omega-3 là EPA và DHA, có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch. 

Đặc biệt, hải sản là nguồn cung cấp protein dồi dào. Protein trong hải sản giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm và thoái hóa xương khớp. 

Ngoài ra, kẽm và sắt cũng là nguồn dinh dưỡng phong phú có trong hải sản. Hai loại khoáng chất này giúp cải thiện vấn đề về thiếu máu, tăng mức độ hemogobin trong cơ thể và giúp cho mái tóc chắc khỏe. 

2. Những loại thực phẩm không nên ăn cùng hải sản

2.1. Không nên sử dụng cùng trái cây giàu vitamin C

Những món hải sản giáp xác như tôm, cua, ốc, sò chứa lượng lớn asen pentavenlent. Thông thường, các chất này không gây ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, khi asen pentavenlent gặp vitamin C sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín). Vì vậy, ăn hải sản với thực phẩm chứa vitamin C có thể dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc thạch tín cấp tính. 

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Nhiều người có thói quen dùng trái cây sau bữa ăn. Tuy nhiên, nếu ăn hải sản, bạn không nên ăn trái cây tráng miệng nhé. Nhất là các loại quả giàu vitamin C như kiwi, dâu tây, cà chua, mâm xôi, cam, ối, dứa, bưởi,...

2.2. Trà xanh với hải sản không nên kết hợp với nhau

Axut tannic trong trà xanh khi gặp canxi trong hải sản sẽ tạo thành canxi không hòa tan. Tương tự như trái cây, ăn hải sản kết hợp với uống trà xanh dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, nôn mửa. 

2.3. Tránh ăn hải sản với thực phẩm có tính hàn cao

Hải sản là thực phẩm đã có sẵn tính hàn. Khi kết hợp với các loại thức ăn mang tính hàn khác có thể gây cảm giác khó chịu, đầy bụng và khó tiêu. 

Vì vậy, khi tìm hiểu hải sản kỵ rau gì, bạn cần chú ý đến một số loại rau có tính hàn như: Rau muống, măng tây và bí ngô.

3. Những đối tượng nào cần lưu ý khi sử dụng hải sản?

Ngoài việc cần chú ý đến hải sản kỵ gì, bạn có thể tìm hiểu thêm đối tượng nào cần cẩn thận khi ăn hải sản. Thực tế hải sản thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Thủy hải sản có khả năng gây hại với những nhóm đối tượng sau. 

3.1. Phụ nữ mang thai và cho con bú

Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, hải sản thường không có lợi đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Khi ăn hải sản, hệ thần kinh của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh có khả năng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, các triệu chứng của bệnh thân kinh đến 7-14 tuổi mới xuất hiện. 

Do đó, chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai hoặc cho con bú chỉ nên ăn hải sản 1-2 lần/tuần và mỗi lần dưới 100gram

3.2. Những người mắc bệnh gout và viêm khớp

Axit uric trong máu có nguy cơ tăng cao nếu người bệnh gout và viêm khớp thường xuyên ăn hải sản. Ngoài ra, khi ăn hải sản kèm uống bia, hàm lượng axit uric có khả năng tăng cao hơn. 

3.3. Những người có cơ địa dị ứng

Những người có cơ địa dị ứng ăn hải sản dễ khiến hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá. Cụ thể, hệ thống miễn dịch xem protein trong hải sản là chất gây hại và từ đó sản xuất chất kháng thể bảo vệ cơ thể. Các chất kháng thể này (bao gồm histain và một số hóa chất khác) có khả năng gây ra phản ứng quá mẫn. Một số phản ứng điển hình như: Nổi mề đay, ngứa ngáy, buồn nôn, đau bụng hoặc khó thở. 

3.4. Những người rối loạn tiêu hóa

Do hải sản có tính hàn nên không phù hợp với những người tỳ vị hư yếu. Người tỳ vị hư yếu là người dễ bị rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu và ăn kém

Trên đây là những loại thực phẩm không nên ăn cùng hải sản. Hy vọng qua những chia sẻ của Điện Lạnh Biển Bạc sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để lên thực đơn khoa học và dinh dưỡng



Mới hơn Cũ hơn